- Từ Làng đến Nước và việc quản lí xã hội
Quốc gia đối với người Việt Nam nông nghiệp là Đất người dân cấy trồng và Nước nuôi cây lúa. “Đất–nước” là một thế quân bình âm dương, nhưng vì Việt Nam thiên về âm tính nên một “Nước” không thôi cũng đủ đại diện rồi. Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng. Từ làng ra đến nước. Người Việt Nam có từ ghép “làng nước”, và xử sự theo câu tục ngữ: sống ở làng, sang ở nước. Từ khi tiếp nhận ánh hưởng Trung Hoa, xuất hiện thêm khái niệm nhà nước, dịch từ chữ “quốc gia”. Đây là một chỗ khác biệt khá tinh tế. Khái niệm “nhà–nước” của Trung Hoa xuất phát từ một nền văn hóa coi trong gia đình hơn gia tộc, còn khái niệm “làng–nước” của ta xuất phát từ một nền văn hóa coi trọng gia tộc hơn gia đình.
1.1. Trong hệ thống tổ chức xã hội Việt Nam, đơn vị trung gian giữa làng và nước (cấp vùng, tỉnh) là không quan trọng; trong lịch sử, cấp này chưa bao giờ có vai trò gì đáng kể. Điều đó thể hiện ở chỗ:
(a) Tên gọi đơn vị trung gian này luôn thay đổi (Bộ, Quận, Châu, Lộ, Đạo, Thừa tuyên, Trấn, Dinh/Doanh, Tỉnh);
(b) Địa giới của chúng cũng không ổn định (thời Hùng Vương có 15 bộ, đầu thời Bắc thuộc – 9 quận, cuối thời Bắc thuộc – 12 châu, thời Lí – 24 bộ. thời Trần – 12 lộ, thời Lê – 5 đạo, thời Lê Thánh Tông – 12 thừa tuyên, thời Gia Long – 23 trấn, thời Minh Mạng – 31 tỉnh)… Ngay gần đây, diện mạo các tỉnh vẫn thường xuyên biến động (lúc nhập, lúc tách).
Trong truyền thống Việt Nam, con người cá nhân luôn hòa tan vào tập thể. Ngược lại, ở phương Tây cá nhân luôn được khuyến khích và nhấn mạnh. Ở cấp đi làng, làng xã Việt Nam có tổ chức chặt chẽ; nó chính là môi trường sống, là tập tục cộng đồng chủ yếu của người Việt Nam. Còn làng xã ở phương Tây thì, như Các Mác nói, nó chỉ là một tập hợp rời rạc như cái “bao tải khoai tây”.
Vùng (tỉnh) ở Việt Nam là không quan trọng; trong khi đó thì ở phương Tây, mỗi vùng là lãnh địa riêng của một lãnh chúa. Thời kì tư bản, những lãnh địa đó chuyển thành các bang, và nhà nước trở thành liên bang. Mỗi bang là một vương quốc nhỏ, thường có luật pháp riêng. Ranh giới giữa các bang rất rõ ràng.
Con người Việt Nam sống trong tập thể nhỏ là làng, nhưng để chống lụt và chống ngoại xâm thì phải tập hợp với nhau, thành nước. Bởi vậy mà đối với người Việt Nam, quốc gia và ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến Việt Nam và một số dân tộc phương Đông, người phương Tây thường nghĩ ngay đến ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc như những đặc trưng nổi bật nhất. Trong khi đó thì ở phương Tây, ranh giới quốc gia rất mờ: Người du mục xưa quen sống lang thang. Người phương Tây nay đi qua biên giới quốc gia một cách dễ đàng. Con người sinh ra ở nước này, khi lớn lên, có thể chuyển qua nước khác làm ăn, sinh sống, lấy vợ lay chồng mà không hề phải băn khoăn.
Không chỉ ớ Châu Âu, mà ngay ở khu vực Trung Hoa cũng vậy, những người hiền tài đời xưa, khi không hài lòng với ông vua của mình đều có thế dễ dàng đi qua nước khác, tìm ông vua khác mà phục vụ. Họ không bị trói buộc bởi ý thức quốc gia, họ đi tìm minh chủ với chí hướng “bình thiên hạ” (thiên hạ = thế giới). Trong một bài giảng đầu năm 1924, Tôn Trung Sơn nhận xét rằng “mấy trăm năm trước thì Trung Quốc hoàn toàn không có chủ nghĩa dân tộc”, sở dĩ như vậy là vì mất nghìn năm nay, Trung Quốc vốn thực hiện chủ nghĩa bình định thiên hạ, đã chinh phục hết các tiểu quốc ở châu Á”
Người Việt Nam, do ý thức quốc gia lớn, cho nên thường ít quan tâm đến những vấn đề quốc tế (cũng như người nông dân quan tâm đến việc trong làng và thờ ơ với việc ngoài làng). Ở phương Tây, các quốc gia phong kiến luôn quan hệ mật thiết với nhau, dù là chiến tranh hay hòa bình. Thời tư bản, giới tư sản các nước liên minh với nhau; khối công nhân cũng lien hiệp lại, tạo nên tinh thần quốc tế vô sản.
1.2. Nước là sự mở rộng của làng. Chức năng nhiệm vụ của nước cũng giống như chức năng nhiệm vụ của làng – ứng phó với môi trường tự nhiên và ứng phó với môi trường xã hội – chỉ có quy mô là khác nhau.
Nếu ứng phó với môi trường tự nhiên ở phạm vi làng là liên lết lại để sản xuất chủ Kịp thời vụ, thì ở phạm vi quốc gia là chống thiên tai, đặc biệt là ứng phó với lũ lụt. Đông Nam Á là vùng sông nước, cho nên lũ lụt là hiện tượng ghê gớm nhất. Từ khi lập quốc, chống lụt đã là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, tự sinh tồn của dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử đắp đê. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, một trong những truyền thuyết sớm nhất, chính là một bài ca chống lụt.
Nhiệm vụ thứ hai là ứng phó với môi trường xã hội, ở cấp độ làng là chống trộm cướp, trong phạm vi quốc gia là chống giặc ngoại xâm. Do vị trí địa lí đặc biệt của mình, Việt Nam cũng là nước không may phải liên tục đối phó với nạn ngoại xâm. Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện quan trọng thứ hai của thời kì dựng nước.
1.3. Việc chống ngoại xâm đòi hỏi phải có tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng yêu nước. Hai điều kiện này là sản phẩm sẵn có của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã.
Khởi nguồn từ cuộc sống nông nghiệp, tính cộng đồng coi mọi người trong làng như anh chị em trong nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực: đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương… và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia: đồng bào (sinh ra từ cùng một bọc trứng). TINH THẦN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN từ đó mà ra.
Trên phương diện tính tự trị, làng xã và quốc gia của người Việt Nam và các nước có nền văn hóa nông nghiệp đều mang tính khép kín như nhau, dẫn đến ý thức quốc gia rất mạnh (chính vì vậy mà ở các nước phương Đông hay nảy sinh những xu hướng quốc gia chủ nghĩa, dân tội chủ nghĩa cực đoan). Cũng giống như người bỏ làng ra đi bị xem là dân ngụ cư, bị khinh rẻ, người Việt Nam truyền thống có tâm lí xem việc bỏ quê hương ra nước ngoài sinh sống là việc tày trời, trong lịch sử nhiều khi nó thậm chí được xem là một sự phản bội, một trọng tội. Ý THỨC ĐỘC LẬP DÂN TỘC và LÒNG YÊU NƯỚC mãnh liệt từ đó mà ra.
1.4. Sự khác biệt cơ bản của tổ chức quốc gia so với tổ chức làng xã là ở chỗ: Ở phạm vi nhỏ, mọi người quen biết nhau thì cách tổ chức tốt nhất là sống theo tình cảm; nhưng khi ra phạm vi lớn, dân đông hơn mà lại không quen biết nhau thì việc tổ chức và quản lí đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, cũng tức là phải tăng cường chất DƯƠNG TÍNH hơn. Chính vì vậy mà biện pháp tất yếu để tổ chức xã hội là từ tự phát (thời Hùng Vương) tới chỗ đi theo hướng học tập cách tổ chức xã hội của Trung Hoa (thời độc lập tự chủ), và của phương Tây (sau này).
Về tổ chức Bộ Máy, thời Hùng Vương, do vua có Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các công việc trong nước. Dưới Lạc hầu là Lạc tướng (còn gọi là phu đạo) đứng đầu các bộ (chuyển hóa từ bộ lạc). Dưới bộ là các làng (kẻ, chạ) – một thứ công xã nông thôn mà đứng đầu là Già làng. Lí Bí sau khi tiêu diệt quân Lương (năm 544), dựng được tự xưng là Nam đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, cho đúc tiền riêng và đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội bây giờ), tổ chức triều đình thành hai ban văn, võ.
Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (cuối năm 938), Ngô Quyền giành lại được độc lập xưng vương vào mùa xuân năm 939, định đô ở kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa và đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các nghi lễ trong triều và màu sắc lễ phục của quan lại các cấp. Từ khi Lí Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long (năm 1010), nhà nước càng ngày càng được tổ chức chặt chẽ chính quy và hoàn chỉnh hơn: nói như Lê Quý Đôn, “có thể làm mẫu mực cho các đời sau”. Triều đình nhà Lí, đứng đầu là vua, gồm có: Trên là nhóm cận thần gồm các chức tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) lo về việc văn, các chức Thái úy và Thiếu úy (chỉ huy cấm binh) lo về việc võ. Ở dưới là hai ban văn võ với đủ các chức vụ cụ thể. Cũng từ thời Lí, với việc lập Văn Miếu (năm 1070), Nho giáo được chính thức đưa vào và ngày càng phát triển, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng về tổ chức xã hội Việt Nam để quản lí nội bộ bên trong và ứng phó với bên ngoài.
Quan chế các đời sau chủ yếu dựa vào thời Lí, có điêu chỉnh ít nhiều và mở rộng them. Đời Trần đặt thêm chức Tam tư (Tư đồ, tư mã, tư không). Đến đời Lê Nghi Dân (1459), các ban văn, võ theo lối Trung Hoa mà tổ chức thành lục bộ (đứng đầu các bộ là quan thượng thư): bộ Lại (coi việc quản lí quan lại và bộ máy nhà nưỏc)l bô Lễ (coi lễ tiết, thi cử học hành…), bộ Hộ (coi việc kinh tế), bộ Binh (coi việc quân sự), bộ Hình (coi việc pháp luật), và bộ Công (coi việc xây dựng, kiến thiết). Ngoài ra, có một số cơ quan chuyên trách như Hơn lăm viện lo biên soạn các văn thư; Quốc tử giám lo đào tạo quan lại từ con em giới cầm quyền; Khâm thiên giám coi thiên văn, lịch pháp; Thái y viện lo việc thuốc men; Cơ mật viện tư vấn cho vua và các việc hệ trọng…
Về PHÁP LUẬT, một công cụ của nhà nước, thì chắc hẳn đã có từ nhà nước đầu tiên thời Hùng Vương. Pháp luật này có thể còn ít nhiều mang tính chất luật tục hai tập quán pháp nhưng chắc hẳn đã khá nền nếp và quy củ nên trong lời tâu của Mã Viện gửi vua Hán Quang Vũ sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng còn ghi rõ: ”Luật của dân Việt khác luật của người Hán đến hơn mười điều”. Sau khi dẹp yên loạn 12 sứ quân, để củng cố chính quyền, năm 968 Đinh Tiên Hoàng đã nâng cao hiệu lực của pháp luật lên một bước bằng cách định ra những hình phạt hà khắc như nấu trong vạc lớn đặt ở sân triều, cho hổ dữ nuôi trong cái ăn thịt… Thời Lí có bộ luật Hình thư gồm 3 quyển do Lí Thái Tông ban hành năm 1042; thời Trần có bộ Quốc triều hình luật gồm 1 quyển ban hành năm 1244; đời Lê có bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Lê triều hình luật) gồm 6 quyển do Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức ban hành năm 1489 gồm 6 quyển vời 722 điều (thường gọi là Luật Hồng Đức). Đời Nguyễn có bộ Luật Gia Long ban hành năm 1815, sau trở thành Hoàng triều luật lệ. Trải qua các cơn binh lửa, trong số các bộ luật trên chỉ có Luật Hồng Đức và Luật Gia Long là còn giữ được. Hai bộ luật này đều ra đời vào thời kì Nho giáo là quốc giáo, nên chúng chịu ảnh hường khá nhiều của luật Trung Hoa (Minh, Thanh)
- Nước với truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp
Nếu việc tổ chức chặt chẽ quy củ khiến cho nhà nước phong kiến Việt Nam khác biệt với làng xã (và giống nhà nước trung Hoa và phương Tây) thì truyền thống dân chủ lại làm cho nhà nước phong kiến Việt Nam giống với làng xã (và khác biệt quan trọng so với nhà nước Trung Hoa và phương Tây). Làng ứng xử với nhau theo tình cảm tạo nên truyền thống dân chủ, nước tuy có tổ chức chặt chẽ hơn nhưng trên đại thể vẫn duy trì quyền thống dân chủ ấy.
2.1. Đứng đầu nước là vua. Vua Việt Nam không quá chuyên chế độc đoán như phương Tây và tạo cho mình một thế uy nghiêm của ông ”con trời” như ở Trung Hoa mà đi lên từ thủ lĩnh buôn làng, coi dân như con cháu mình. Trong tiếng Việt, từ vua và bố xuất phát từ cùng một gốc. Thời Hùng Vương, từ “bô” (với các biến thể pò, pô, bồ) vừa có nghĩa là cha vừa có nghĩa là thủ lĩnh của dân làng – già làng: Pô Inư Nagar trong tiếng Chàm, Pô t’rinh trong các ngôn ngữ Tây Nguyên, Pò chiêng trong tiếng Tày–Thái (mà người Hán phiên âm là Bồ chính)… Không phải ngẫu nhiên mà lãnh tụ khởi nghĩa Phùng Hưng (766–791) được dân tôn làm Bố cái đại vương (bố cái= cha mẹ). Chữ Nôm của ta ghi chữ “vua” gồm chữ “vương” ở trên để chỉ nghĩa và chữ “bố” ở dưới chỉ âm. Vua nông nghiệp gắn bó với đất đai, với truyền thống tư duy văn hóa khu vực. Trong Ngũ hành, hành Thổ là quan trọng nhất, cho nên vật biểu của hành Thổ là Người – con người ở trung ương cai quản muôn loài. Vua cai quản muôn dân, nên ở Việt Nam và Trong Hoa, vua mặc áo màu vàng, tức là giành màu của hành thổ, trung ương cho riêng mình.
Truyền thống dân chủ giữa người lãnh đạo với dân chúng duy trì gần như suốt lịch sử. Sử sách Trung Hoa ghi rằng khi người Hán vào Việt Nam, các quan lại địa phương, không phân biệt rạch ròi ngôi thứ, có thể gọi con hát vào rồi cùng nắm tay nhảy múa, hát hò với họ. Theo lời kể của một sứ thần trung Hoa đến Việt Nam năm 990 thì vua và triều đình nước Việt sinh hoạt rất bình dị: ”Lê Hoàn đi chân đất xuống nước và câu cá bằng một cần câu tre dài; mỗi lần nhà vua câu được một con cá thì quần thần nhảy lên reo mừng”. Sử sách chép nhiều chuyện cảm động về sự quan tâm của các vua thời Lí–Trần đến dân chúng và tù nhân. Việc vua xuất của trong kho ra phát chẩn cho dân mỗi khi đói kém, mất mùa cũng là việc xưa thường thấy.
Truyền thống dân chủ ở Việt Nam không chỉ bộc lộ trong quan hệ giữa lãnh đạo với người dân mà còn bộc lộ trong quan hệ giữa người dân với thánh thần, giữa con người với loài vật. Dân thờ cúng thánh thần và đòi hỏi thánh thần phải có trách nhiệm “phù hộ” cho dân; nếu không, dân có thể “trừng trị” thánh thần hoặc lên “kiện” Trời. Còn đây là lời tâm sự bình đẳng thân tình của người nông dân với con trâu của mình: Trâu ơi ta bảo trâu này; Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công, Bao giờ cây lúa trổ bông, Thì còn ngọn nó ngoài đang trâu ăn…
2.2. Tính dân chủ trong việc tổ chức quốc gia Việt Nam cũng bộc lộ qua truyền thống lãnh đạo tập thể.
Khởi nguồn từ tổ chức làng xã và những hình thức Hội đồng già làng. Hội đồng kì mục, truyền thống lãnh đạo tập thể ở cấp quốc gia đi từ quan hệ huyết thống như vua chị – vua em (Trưng Trắc và Trưng Nhị), vua anh – vua em (Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập; ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyên Lữ), vua cha – vua con với hình thức Thái thượng hoàng (thời Trần, thời Hồ và thời Mạc), đến quan hệ xã hội mang tính pháp lí vua–chúa (vua Lê – chúa Trịnh) theo nguyên tắc ”Hoàng gia giữ uy phúc, vương phủ giữ quyền bính” (vua có địa vị cao nhưng quyền lực nhỏ, còn chúa thì địa vị thấp nhưng thực quyền lớn). Sự phân chia này được cả hai bên chấp thuận và thực hiện nghiêm chỉnh: Vua thừa nhận quyền lực và không can dự vào công việc của chúa; chúa bằng lòng với vị trí bề tôi và giữ lệ tôn kính đối với vui (khi thiết triều, chúa ngồi ở vị trí thấp hơn, phía bên trái nhà vua; khi nhận chức, chúa phải quỳ nhận sắc phong và áo mũ vua ban. Truyền thống lãnh đạo tập thể này là sản phẩm của lối từ duy tổng hợp và biện chứng, hay đắn đo cân nhắc không muốn làm mất lòng ai của người Việt Nam (trong khi đó thì ở các nền văn hóa trọng sức mạnh lại thường xuyên xảy ra việc anh em, cha con, chú cháu… lập mưu giết nhau để giành ngôi).
Truyền thống lãnh đạo tập thể một cách dân chủ này vẫn tiếp tục phát huy tác dụng vào thời nay theo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Người thủ trưởng Việt Nam tuy về mặt pháp lí có toàn quyền nhưng trên thực tế, những người có kinh nghiệm thường cố gắng tham khảo thêm ý kiến các cộng sự của mình, chuyển hóa ý định của riêng mình thành chủ trương chung chỉ tập thể. Vì vậy mà ở Việt Nam, các “bộ tam”, “bộ tứ” (lãnh đạo Chính quyền – Đảng – Công đoàn – Thanh niên) vẫn tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.
2.3. Quan hệ tình cảm và tinh thần dân chủ còn thể hiện rõ cả trong luật pháp. Như đã nói ở trên, để quản lí được một xã hội rộng lớn ở quy mô quốc gia, tất yếu phải dùng đến luật; song luật chỉ một dân tộc nông nghiệp điển hình như Việt Nam khác xa với luật tí các quốc gia có nền văn hóa trọng động gốc du mục.
Người nông nghiệp Việt Nam sống thiên về tình cảm nên ý thức pháp luật rất kém. Luật của phương Tây là luật pháp, còn luật chỉ ta là luật lệ. Luật chủ yếu chỉ tác động trong phạm vi quốc gia, còn làng xã thì sống theo lệ. Tính tự trị mạnh của làng xã đã khiến cho “đất [có] lề, quê [có] thói”, khiến cho ngay đến phép vua cũng phải thua lệ làng.
Ngay ở phạm vi quốc gia, quan hệ tình cảm cũng có thể được luật pháp hóa. Luật quy định các loại tội, các loại hình phạt, nhưng đồng thời cũng quy định tám trường hợp được xét giảm tội (bát nghị) gồm họ hàng thân thích nhà vua, người theo giúp vua lâu ngày, người thuộc hàng quan lại quý phái, con cháu các triệu vui trước… Tinh thần dân chủ nông nghiệp mạnh đến mức để lại dấu ấn ít đậm nét ngay cả trong Luật Hồng Đức và Luật Gia long là hai bộ luật chịu ảnh hưởng đáng kể của luật Trung Hoa (do ra đời vào thời kì Nho giáo được tôn làm quốc giáo). Trong số 722 điều của Luật Hồng Đức ta thấy có tới 407 điều là hoàn toàn của Việt Nam, và trong hơn 300 điều còn lại chịu ảnh hưởng của luật Trung Hoa thì cũng có rất nhiều sáng tạo. Trong vấn đề gia đình, hai bộ luật này của Việt Nam chú trọng nhiều tới quan hệ vợ chồng (= dân chủ, bình đẳng), còn luật Trung Hoa thì chú trọng nhiều tới quan hệ cha con (= đẳng áp, tôn ti) (Yu Insun, 1994). Biểu hiện đáng chú ý hơn cả của tinh thần dân chủ ở hai hộ luật này là truyền thống trọng phụ nữ.
Luật Hồng Đức đảm bảo cho con gái được hường quyền thừa kế tài sản bình đẳng như con trai. Con gái, cháu gái có quyền hương khói cho cha mẹ trong trường hợp nhà không có con cháu trai, nếu con trai trường còn nhỏ thì bà quả phụ có quyền thay con mà tế tự tổ tiên. Trong hôn nhân, luật dành cho người phụ nữ có quyền từ hôn nếu thấy vị hôn phu chẳng may bị ác tật, phạm tội hay phá sản. Vợ có quyền bỏ chồng nếu trong 5 tháng người chồng bỏ rơi vợ không đi lại…
So với Luật Hồng Đức, Luật Gia Long sao phỏng luật Trung Hoa nhiều hơn, nhưng vai trò người phụ nữ thì vẫn được chú trọng. Chẳng hạn, luật này theo luân lí Trung Hoa mà cho phép đàn ông có 7 cớ để bỏ vợ (Thất xuất), nhưng đồng thời lai đặt ra Tam bất khả xuất (ba trường hợp người đàn ông không có quyền bỏ) để hạn chế bớt sự thiệt thòi cho người phụ nữ: đã để tang cha mẹ chồng (= đóng góp về mặt tinh thần), đã làm cho nhà chồng trở nên giàu có (= đóng góp về mặt kinh tế), ngoài nhà chồng ra không còn nơi nương tựa (= vấn đề đạo lí). Luật Gia Long cũng cấm chống không được bán vợ, không được bắt vợ làm thuê, không được hạ vợ chính xuống làm nàng hầu…
2.4. Truyền thống dân chủ nông nghiệp còn thể hiện trong việc tuyển chọn người vào bộ máy quan lại. Ở phương Tây, bộ máy quan lại phong kiến (với các tước vị công, hầu, bá, tử, nam) được bổ nhiệm theo lối cha truyền con nối. Còn ở Việt Nam và một số nước phương Đông thì việc tuyển chọn quan lại được tiến hành theo con đường thi cử. Con nhà nghèo nếu thông minh chăm chỉ thi đỗ trạng nguyên thì một bước có thể trở thành quan to.
Việc học hành thi cử ngày xưa tiến hành theo một cách thức rất khác bây giờ. Nhà nước chỉ tổ chức một vài trường học cho con em quan lại, kiểu như Quốc Tử Giám. Còn lại, nhà nước thả nổi, dân tự lo lấy. Việc thi cử được tổ chức theo chế độ tam khoa: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Hương là làng, thi Hương là thi ở cấp cơ sở cho các thí sinh một tỉnh hoặc một số tỉnh; thi Hương qua được 3 kì gọi là Sinh đồ, vượt qua được 4 kì thì gọi là Hương cống. Hai danh hiệu này từ thời Mình Mạng (1829) đổi thành Tú tài và Cử nhân Đỗ Hương cống (Cử nhân) rồi mới được tham gia vào thi Hội. Hội là họp lại, tập trung lại. Thi Hội tổ chức ở quy mô vùng lớn hoặc ở kinh đô. Thi Hội đỗ thì thành Tiến sĩ (tiến sĩ là kẻ sĩ có tài được tiến cử cho vua dùng). Đỗ tiến sĩ mới được dự vào thi Đình, thi Đình nhằm xếp các tiến sĩ thành ba loại gọi là Tam giáp; Tiến sĩ cập đệ (tiến sĩ đệ Nhất giáp), tiễn sĩ xuất thân (tiến sĩ đệ Nhị giáp), đồng tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ đệ Tam giáp). Bậc tiến sĩ cập đệ từ 1244 lại chia thành Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Thời Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên bởi sợ đỗ cao dễ tự mãn sinh lòng phản nghịch. Bù vào đó, bổ sung thêm học vi Phó bảng (dưới tiến sĩ). Mỗi khoa thi, người đỗ đầu có danh hiệu riêng: đỗ đầu thi Hương gọi là Giải nguyên, đỗ đầu thi Hội gọi là Hội nguyên, đỗ đầu thi Đình gọi là Đình nguyên. Đỗ đầu có 3 khoa thi được gọi là Tam nguyên.
2.5. Truyền thống văn hóa nông nghiệp trọng văn (trọng tình, trọng đức, trọng văn) nên trong xã hội, kẻ sĩ (văn sĩ) được coi trọng nhất, đứng đầu danh mục các nghề trong xã hội: SĨ, NÔNG, CÔNG, THƯƠNG. Võ sĩ thuần túy ít được để ý văn sĩ khi cần có thể lo cả việc võ (chiến tranh) lẫn việc kinh tế. Sau trí thức là nông dân. Tuy nông đứng hàng thứ hai, song suy cho cùng thì nó vẫn là nghề cơ bản nuôi sống trí thức, nuôi sống cả cộng đồng và kiến tạo nên truyền thống văn hóa nông nghiệp: Nhất sĩ nhì nông, hạt gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
Công và thương bị coi là những nghệ thấp kém. Công sở dĩ không được coi trọng vì cuộc sống nông nghiệp tự cấp tự túc ít nhu cầu trao đổi hàng hóa, nên sản xuất công nghiệp không được phát triển, chỉ dừng lại ở mức thủ công, nghề phụ, thường là nghề bị coi rẻ nhất: dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt (lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn). Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì do tính cộng đồng, xã hội nông nghiệp sống theo tình cảm, trong khi nghề buôn bán lấy lợi nhuận làm đầu. Mặt khác, do tính tư trị, xã hội nông nghiệp tự cấp tự túc ít có nhu cầu mua bán), mà người buôn bán thì vẫn cần phải sống, vì vậy họ phải tìm cách tăng lợi nhuận bất chính. Truyền thống thương nghiệp Việt Nam là gian dối: Gian tham mua quịt bán lường; Thật thà cũng thể lái trâu, Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng; Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu… Vì gian dối nên dân buôn lại càng bị mọi người khinh ghét. Ngay cả nhà nước cũng chủ trương trọng nông, ức thương. Thời Hồng Đức nhà vua từng định đuổi những thị dân không có hộ khẩu ở Thăng Long về quê làm ruộng (song không thực hiện được). Ở Việt Nam, cách nói đồ con buôn là lời chửi vào loại nặng nề nhất.
Tình trạng này khiến bức tranh nghề nghiệp Việt Nam khác hẳn phương Tây, nơi có nền văn hóa sớm chuyển sang hoạt động thương nghiệp và đô thị, nơi mà thương nhân (nhà doanh nghiệp) là loại người được xã hội trọng vọng và kính nể. Trung Hoa, Nhật Bản tuy cũng đều nói “sĩ–nông–công–thương”, nhưng một mặt, vẫn rất coi trọng nghề buôn; mặt khác, ở Trung Hoa, bên cạnh văn sĩ thì võ sĩ cũng rất được coi trọng; đến Nhật bản thì “sĩ” thậm chí chỉ là “võ sĩ” chứ không còn là văn sĩ nữa!
Quan hệ nông–thương đặc biệt này trong xã hội Việt Nam còn tái hiện rõ hơn trong lĩnh vực tổ chức đô thị.
Hits: 10147