VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên – cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của mỗi hệ thống văn hóa.

Trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: những gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, còn những gì có hại thì phải ra sức ứng phó. Việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực ứng phó: mắc và ở là để ứng phó với thời tiết, khí hậu; đi lại là ứng phó với khoảng cách.

Ranh giới giữa tận dụng và ứng phó không phải lúc nào cũng rạch ròi. Để ứng phó với thời tiết, khí hậu, con người đã tận dụng các chất liệu do tự nhiên cung cấp để làm vải mặc, để dựng nhà, tận dụng vị trí tự nhiên để đặt ngôi nhà sao cho có lợi nhất. Để ứng phó với khoảng cách, con người đã tận dụng tối đa địa hình địa vật để chọn cho mình phương tiện giao không thuận tiện nhất – ở Việt Nam là giao thông đường thủy.

Như vậy, phần này sẽ nghiên cứu 3 vấn đề sau:

1. Tận dụng môi trường tự nhiên: Ăn.

2. Ứng phó với môi trường tự nhiên: Mặc.

3. Ứng phó với môi trường tự nhiên: Ở và đi lại.

Hits: 31393