VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của từng cá nhân. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Từ tự phát lên tự giác tín ngưỡng có thể trở thành tôn giáo, song điều đó đã không xảy ra ở xã hội Việt Nam cổ truyền là nơi mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích. Các tôn giáo phổ biến ở Việt Nam (Nho, Phật, Đạo, Kitô), do có nguồn gốc ngoại nhập nên sẽ được bàn trong chương VI “Văn hóa ứng xử với môi trưởng xã hội”. Mặt khác, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp (quan trọng nhất là giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để cho cuộc sống tinh thần phong phú, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật – hai nhóm loại hình nghệ thuật quan trọng nhất là nghệ thuật thanh sắc (sân khấu, ca nhạc…) và nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…).

Tất cả những lĩnh vực trên đều có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn. Bởi vậy, chương này sẽ đề cập đến 4 vấn đề sau:

1. Tín ngưỡng;

2. Phong tục;

3. Văn hóa giao tiếp và Nghệ thuật ngôn từ;

Hits: 8630